Biểu hiện khi bé nôn
Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày của bé bị tống ra khỏi cơ thể do sự co bóp của dạ dày phối hợp với sự co bóp của cơ hoành của thành bụng.
Nôn thường xuất hiện sau khi bé ăn quá no, sau khi bú hoặc sau khi uống sữa.
Biểu hiện khi bé trớ
Sau khi bé ăn, thức ăn đi qua chỗ hẹp không xuống được gây cảm giác khó nuốt, đồng thời đi ngược trở lại lên mồm gọi là trớ, trớ thường gặp sau khi bú, lúc bé ợ hơi, thường gặp ở bé <18 tháng tuổi.
Bé càng nhỏ, càng dễ trớ. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn thì biểu hiện này sẽ ít gặp hơn.
Nguyên nhân
- Đối với bé bú bình:
Nôn trớ xảy ra trước khi bé kịp tiêu hóa hay hấp thu do thành phần đạm trong sữa khó hấp thu đối với mức độ tăng trưởng hệ tiêu hóa của bé.
Thành phần sữa khó hấp thu có thể do cấu trúc protein lớn, cần nhiều thời gian để phân giải trước khi được hấp thu.
Có thể trong sữa bé uống có thể chứa đạm hoàn toàn chưa được thủy phân (đạm protein chưa được cắt nhỏ nên mất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa và hấp thu) hoặc mẹ cho bé uống một lượng sữa nhiều hơn so với dạ dày của bé.
Nôn trớ xảy ra trước khi bé kịp tiêu hóa hay hấp thu do thành phần đạm trong sữa khó hấp thu
- Một số nguyên nhân khác:
Mẹ cho bé ăn quá nhiều, quá no, nuốt quá nhiều không khí trong khi ăn hay do các bệnh lý đường tiêu hóa (viêm dạ dày ruột cấp, ngộ độc thức ăn)
Một số trường hợp bé không sốt, nhưng nôn trớ thường xuyên, dai dẳng, bé có thể bị hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản.
Giải pháp:
- Đối với bé bú mẹ:
+ Bồng bé ở một vị trí sao cho đầu bé cao hơn thân trong suốt thời gian cho bé ăn.
+ Không cho bé bú dồn, bú quá no một lần. Nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
+ Nên cho bé bú bên ngực trái trước, ngực phải sau. Trình tự này giúp tư thế bé nằm sẽ đỡ trớ hơn.
- Đối với bé bú bình:
+ Cân nhắc cho bé chuyển sang dùng loại sữa dễ hấp thu hơn như sữa chứa đạm đã thủy phân 1 phần hoặc thủy phân hoàn toàn (sẽ giúp cho dạ dày của bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu hơn).
+ Ngoài ra sữa có đặc tính làm đặc (sữa có cùng một hàm lượng dinh dưỡng nhưng được làm đặc lại không chiếm thể tích nhiều) phù hợp với kích thước dạ dày của bé hơn và có hiệu quả giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
+ Không nên để bé khóc trog quá trình bú. Vì bé khóc trong khí bú khiến bé sẽ nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Điều này khiến bé bị nôn trớ nhiều hơn. Nếu bé bú bình, cần điều khiển cho núm vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng bé bị nuốt hơi nhiều.
Khi bé bú xong, luôn bế bé ngẩng cao đầu trong khoảng 20 phút
- Các giải pháp khác:
+ Mẹ hãy kiểm tra núm vú để chắc rằng sữa không chảy quá nhiều, cho bé ợ mỗi 5 đến 10 phút trong khi cho ăn.
+ Không quấn tã chặt quá mức, quần áo cho bé mặc nên rộng rãi và không cho bé vận động quá nhiều sau khi ăn.
+ Cho bé bú trong phòng riêng, yên tĩnh, không có khói thuốc lá, mẹ không bị mất tập trung cũng là một trong những biện pháp góp phần vào tiêu hoá tốt thức ăn.
+ Khi bé bú xong, luôn bế bé ngẩng cao đầu trong khoảng 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng sang bên trái và kê gối hơi cao.
+ Tuyệt đối không đùa giỡn, đu đưa, tâng bé lên xuống khi bé mới ăn xong.
Vui lòng đợi ...